• sales@hoangmaijsc.vn
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HOÀNG MAI
HOANG MAI INDUSTRIAL EQUIPMENT JOINT STOCK COMPANY
Tìm kiếm nhanh

Tin sản phẩm & dịch vụ

Doanh nghiệp hàng không suy kiệt nghiêm trọng, đề nghị hỗ trợ khẩn cấp

Ngày đăng: 28/09/2021

Đề nghị hỗ trợ khẩn cấp được VABA gửi tới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong bối cảnh các hãng hàng không lâm vào tình trạng nguy hiểm, doanh thu giảm 80-90%, dòng tiền thiếu hụt nghiêm trọng.

Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA) vừa có văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị hỗ trợ các hãng hàng không. Theo VABA, từ khi dịch bùng phát lần thứ 4 ở Việt Nam tới nay, các hãng hàng không lâm vào tình trạng nguy hiểm, doanh thu giảm 80-90%, dòng tiền thiếu hụt nghiêm trọng, nợ gốc và lãi tăng cao trong khi các nguồn lực về tài sản, tài chính tích lũy của các hãng bị cạn kiện, cơ hội tiếp cận với vốn vay rất khó khăn...

Đơn cử, lợi nhuận sau thuế quý I của Vietnam Airlines âm gần 5.000 tỷ đồng, là khoản lỗ theo quý lớn nhất từ trước đến nay. Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng nhận định doanh nghiệp này đang khó khăn, bên bờ vực phá sản.

Trong khi đó, các hãng hàng không tư nhân như Vietjet Air, Bamboo Airways đã cố gắng tối ưu hóa hoạt động khai thác và duy trì sản xuất kinh doanh thông qua việc chuyển nhượng các tài sản trong năm 2020 song dự báo hoạt động của 2 hãng bay tư nhân này tiếp tục khó khăn trong năm nay, các hãng hết nguồn lực tài chính để hỗ trợ dịch vụ vận tải hàng không.

Ước tính, Vietjet Air thiếu hụt khoảng 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh. Báo cáo của các hãng hàng không Việt Nam đều cho thấy nhu cầu cần được hỗ trợ tháo gỡ khó khăn về vốn là cấp bách và quan trọng nhất.

Doanh nghiệp hàng không suy kiệt nghiêm trọng, đề nghị hỗ trợ khẩn cấp - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Các doanh nghiệp hàng không không thể khai thác do Covid-19 (Ảnh: Tiến Tuấn).

Để hỗ trợ các hãng hàng không, VABA kiến nghị Ngân hàng nhà nước điều chỉnh thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 2/4/2021 về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

VABA kiến nghị mở rộng đối tượng/các khoản nợ được cơ cấu lại, cụ thể là áp dụng việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi nhóm nợ phải trả và phát sinh mới trong thời gian dịch bệnh bùng phát.

Trên thực tế, khó khăn của doanh nghiệp hiện tại do thiếu dòng tiền ngắn hạn để chi trả các khoản duy trì hoạt động sản xuất. Việc quy định chỉ tái cơ cấu nợ cho các khoản vay trước 10/6/2020 khiến cho các khoản vay ngắn hạn gần như không nằm trong diện tái cơ cấu theo Thông tư 03. Điều này gây sức ép lớn lên dòng tiền ngắn hạn của doanh nghiệp, làm doanh nghiệp không thể trả nợ đúng hạn, từ đó phát sinh nợ xấu khiến không thể vay mới để duy trì hoạt động.

Cùng đó, kéo dài thời gian thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các dư nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi; giữ nguyên nhóm nợ; việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí trong khoảng thời gian từ 23/1/2020 cho đến ngày liền kề sau 3-6 tháng kể từ khi Chính phủ công bố hết dịch Covid-19 hoặc công bố trạng thái bình thường mới, theo quy định của Thông tư 01/2020 của Ngân hàng Nhà nước thay vì giới hạn thời hạn tại 31/12/2021.

VABA cho rằng, sau khi hết dịch bệnh, doanh nghiệp vẫn cần thời gian 3-6 tháng để ổn định trở lại, trong khi Covid-19 đã ảnh hưởng xuyên suốt năm 2020 cho đến hiện tại và dự kiến còn tiếp tục diễn biến phức tạp, kéo dài ít nhất là hết năm nay. Đối với các khoản vay trung và dài hạn, ngay cả khi dịch bệnh được kiểm soát, doanh nghiệp cũng cần có thời gian ổn định, phục hồi sản xuất, cải thiện dần dòng tiền; tới khi có doanh thu trở lại thì mới có tiền để trả nợ ngân hàng.

"Doanh nghiệp rất khó có thể đảm bảo duy trì dòng tiền để vừa đảm bảo hoạt động sản xuất vừa trả nợ trong vòng 12 tháng kể từ ngày ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, kể cả thời gian gia hạn nợ như quy định tại Thông tư 03. Do đó, cần kéo dài thời gian cơ cấu lên 18 - 24 tháng hoặc thực hiện theo Thông tư 01 là 12 tháng kể từ ngày cuối cùng của thời hạn cho vay" - VABA nhấn mạnh.

Theo VABA, Thông tư 01 và Thông tư 03 chỉ quy định cơ cấu lại nợ đối với các khoản vay, cho thuê tài chính, trong khi đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến các doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh, do đó kiến nghị bổ sung áp dụng việc cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi đối với dư nợ phát sinh từ các nghiệp vụ cấp tín dụng khác…

Hiệp hội này đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét và ban hành cơ chế về tái cấp vốn để các ngân hàng thương mại cho các hãng hàng không tư nhân đã và đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi Covid-19 vay tùy theo quy mô kinh doanh của từng hãng, với số tiền từ 4.000-5.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi, thời hạn tái cấp vốn là 12 tháng và có thể được gia hạn khi ảnh hưởng của dịch bệnh tiếp tục kéo dài.

Châu Như Quỳnh


Đối tác tiêu biểu

rems
instron
muehlbauer
resqmax
weber rescue
nxp
Infineon
Folien Wolfen
linxens
Teslin
Arjowiggins
datasonic
ctscyl
nardicompressori
christiani
bbh
rems
instron
muehlbauer
resqmax
weber rescue
nxp
Infineon
Folien Wolfen
linxens
Teslin
Arjowiggins
datasonic
ctscyl
nardicompressori
christiani
bbh
rems
instron
muehlbauer
resqmax
weber rescue
nxp
Infineon
Folien Wolfen
linxens
Teslin
Arjowiggins
datasonic
ctscyl
nardicompressori
christiani
bbh